VÕ-THUẬT

 

 

V.
Kỷ-Thuật Hô-Hấp


Khí-Công và Nội-Công

     

 

 

 




 

    

 

 

       Khi đề-cập tới Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định, phải nói đến kỷ-thuật hô-hấp gọi là « Nội-Công » mà lắm người nhầm-lẫn với « Khí-Công ». Thật ra môn Nội-Công khác-biệt với môn Khí-Công dù vẫn cùng trong lảnh-vực kỷ-thuật hô-hấp.

       Ngày nay Kỷ-Thuật Hô-Hấp được Trung-Hoa Dân-Quốc phổ-biến ít nhiều trên thế-giới dưới danh-từ «Gi-Gong» (Khí-Công).

       Ngoài ra, có nhiều Môn-Sinh còn nhầm lẫn Môn « Nội-Công » là môn Luyện « Luyện Kình-Lực Kinh-Mạch cùng Gân-Cốt Nội-Tại » với Môn « Ngạnh-Công » (硬功) là môn « Luyện Gồng Cứng Cơ-Bắp Ngoại-Tại ».

 

     Khí-Công (氣功)

       «Khí-Công» là môn « Luyện Khí », tương-dối dễ-dàng hơn môn « Luyện Nội-Công ». Nó gồm có hai phương-cách hô-hấp dị-biệt :

       1). Môn « Khí-Công » luyện theo « Hậu-Thiên-Khí ».

       2). Môn « Khí-Công » luyện theo « Tiên-Thiên-Khí ».

       Môn « Bát-Đoạn-Cẩm » là một môn Khí-Công được biết tới nhiều nhất, mà trong đó có hai thành-phần : « Võ Bát-Đoạn-Cẩm »« Văn Bát-Đoạn-Cẩm ».

       Phần « Võ Bát-Đoạn-Cẩm » thuộc phần gọi là « Động-Luyện » - với bài Thảo gồm có 8 câu Thiệu - là được phổ-biến rộng-rải khắp nơi trên thế-giới, còn phần « Văn Bát-Đoạn-Cẩm » thuộc phần « Tĩnh-Luyện » thì rất ít được phổ-biến qua sự chân-truyền.


     Nội-Công (內功)

       Môn « Nội-Công » là môn « Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần và luyện Thần hoàn Hư ». Đó là những phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức để rèn-luyện Nội-Lực và Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa để tu Tâm dưỡng Tánh.

       Võ Cổ-Truyền Việt-Nam tổng-quát gồm có Ba phương-pháp tập-luyện « Nội-Công » khác-biệt và trái-ngược nhau :

       1. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Hạ-Đơn-Điền (Huyệt Khí-Hải), gọi là « Nội-Công Hạ-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp vận-dụng sự Nén Hơi Dùng Ý Chí Vận Khí theo lối « Hấp-Giáng Hô-Thăng », như trong phương-pháp « Tiểu-Châu-Thiên » và « Đại-Châu-Thiên », hay phương-pháp « Tẩy-Tủy » (Tử-Phụng Tủy - Chifeng Sui) của Đạo-Gia, hoặc môn « Dịch-Cân-Kinh » của Đức Bồ-Đề Đạt-Ma.
       Cách luyện về môn « Nội-Công Hạ-Thừa » này tương-đối dễ-dàng nhưng đầy nguy-hiểm.
       Nếu môn-sinh hấp-tấp luyện-tập, thì sẽ rất dễ bị rách màng-bụng (Péritoine) và nếu luyện sai thì hoặc là sẽ bị đau tim và bị mắt đỏ do làm phương-hại đến « Xung-Mạch », hoặc là sẽ bị thác-loạn và cuồng-dâm do luồng Hỏa-Xà Tam-Muội gây nên, hoậc là sẽ bị Hoạt-Tinh đưa đến bại-liệt do « Huyệt Khí-Hải » bị tổn-thương : đó là những bệnh-trạng của « Tẫu Hỏa Nhập Ma ».
       Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch phần nào và có được nội-lực hùng-hậu nhưng trở thành tham-dục, rất dễ nóng-giận bất-thường vì bị Uất-Khí nén-dồn.

       2. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Trung-Đơn-Điền (Huyệt Chiên-Trung, hay Đản-Trung) gọi là « Nội-Công Trung-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp, vận-dụng Hơi Thở Dùng Ý Chí Vận Khí theo lối « Hấp-Đoản Hô-Trường » (Hít vào nhanh, Thở ra chậm).
       Cách luyện về môn « Nội-Công Trung-Thừa » này này tương-đối dễ-dàng nhưng cũng đầy nguy-hiểm vì ngoài việc đưa Hơi Thở xuổng Hạ-Đơn-Điền (Huyệt Khí-Hải) còn vận-dụng Huyệt Hộ-Khí Chiên-Trung thuộc Trung-Đơn-Điền nơi giữa ngực và Huyệt Tố-Liêu nơi Chót Mũi theo đường-lối của Đạo-Gia Trung-Hoa tu-luyện theo Phái Địa-Tiên ở La-Phù Sơn.

       Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch phần nào và có được nội-lực hùng-hậu nhưng dễ trở thành tham-dục, và nhất là rất dễ bị Cõi Vô-Hình khống-chế Tâm-Linh vì bỏ ngỏ hai Đại-Huyệt Chiên-Trung (Đản-Trung) và Hiệp-Tích (Huỳnh-Đình).

       Điều cần nói thêm ở đây là phương-pháp luyện « Nội-Công Trung-Thừa » được đặt-biệt phát-huy bới những Nhà tu Ẩn-Sĩ Thiên-Chúa-Giáo Phái Hésycaste (Yên-Tịnh) ở Hy-Lạp, nơi miền Núi Athos và bởi Giáo-Phái Đạo Hồi ở Trung-Đông xuyên qua môn Kiểm-Sát Nội-Tức, gọi là « Dhikr ».

       3. Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Thượng-Đơn-Điền (Huyệt Bách-Hội) gọi là « Nội-Công Thượng-Thừa », mà kỷ-thuật hô-hấp, vận-dụng Thanh-Khí-Điễn theo lối « Hấp-Thăng và Hô-Thăng » của lối tu-dưỡng của Phật-Pháp : nghĩa là Hít vào và Thở ra đều « Không Nén Hơi đưa xuống quá Lỗ Rún », nhưng ngược lại thở ra Đỉnh Đầu (Huyệt Bách-Hội) và thâm-trường liên-tục như bánh xe Phật-Pháp quay tròn, gọi là « Pháp-Luân Thường-Chuyển » (Dharma-Shakra Prâvastana).
       Chúng tôi xin được nói thêm ở đây là : hành-giả muốn thành-công trong việc luyện-tập môn «Nội-Công Thượng-Thừa» này cần phải được học phương-cách Tập-Trung Tinh Khí Thần xuyên qua pháp « Bế Huyệt An Thần Khai Cữu-Khiếu ».
       Đây là Pháp-môn truyền-đạt từ thời Đức Thích-Ca Mâu-Ni giảng-dạy tại Vườn Lộc-Uyển (Sarnath) ở khu-vực Isipatana thuộc thành Ba-La-Nại (Bénarès) thủa xưa và bảo-tồn tại nước Đại-Việt từ Thời Nhà LÝ (1010-1225), và về sau được duy-nhất bảo-tồn tại núi Tà-Lơn, vùng Thất-Sơn, rồi được phát-huy tại miền Nam nước Việt.
Pháp-Môn này dạy về Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa luyện
về Thượng-Đơn-Điền, tập-trung Tam-Bảo Tinh-Khí Thần.
       Cách luyện về môn « Nội-Công Thượng-Thừa » này tương-đối khó-khăn hơn và phải được một hành-giả kinh-nghiệm chân-truyền, nhưng không nguy-hiểm vì Không Nín Hơi và Không Dùng Ý Chí Vận Khí. Nếu môn-sinh luyện sai thì mất thời-giờ vô-ích vì vô-hiệu-quả. Nếu môn-sinh luyện đúng thì đã-thông Kinh-Mạch, nội-lực sung-mãng và tâm-hồn sáng-suốt, linh-mẫn và thanh-tịnh. 

     

***

 

       Chương-trình huấn-luyện môn Khí-CôngNội-Công trong Hệ-Phái SA-LONG-CƯƠNG gồm có 5 Phần sau đây, đều thuộc về Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Hạ-Đơn-Điền (Huyệt Khí-Hải), gọi là « Nội-Công Hạ-Thừa » :

       I - « Khởi Khí » và « Vận Khí » - Môn này do sự dày công nghiêng-cứu riêng của Võ-Sư Chưởng-Môn Trương-Bá-Đương đưa vào chương-trình võ-học của Bản Phái :

              - « Khởi Khí »
                        1. Phất-Thủ - 拂 塵 ;
                        2. Bạch-Hạc Lượng Sí - 白 鶴 晾 翅 ;
                        3. Tướng-Quân Bạt Kiếm - 將 軍 拔 劍 ;
                        4. Nhị-Long Hí Thủy - 二 龍 戲 水.

              - « Vận Khí » - Môn này được Võ-Sư Chưởng-Môn Trương-Bá-Đương đặt tên là « Khí-Công Liệu-Pháp - 氣 功 療 法 » :
                        1. Khiên Duyên Thủ - 牽 沿 手 ;
                        2. Phân Thủ - 分 手 ;
                        3. Tả Hữu Chuyển Kình - 左 右 轉 擎 ;
                        4. Thiết-Thủ - 鐵 手
                        5. Song Hùng-Chưởng - 双 熊 掌 :
                        6. Thôi-Sơn Chưởng - 推 山 掌.

       II - « Tấn Nội-Công Thập-Bát Thế » : Môn này thuộc về Phương-pháp Kiểm-Sát Nội-Tức luyện về Hạ-Đơn-Điền theo « Nội-Công Hạ-Thừa »
nên chúng tôi đã loại bỏ không cho dạy trong chương-trình võ-học của bản phái Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG để ngừa tránh những nguy-cơ bệnh-trạng của « Tẫu Hỏa Nhập Ma ».

       III - « Bát-Đoạn-Cẩm » (八 段 錦) : Môn này do Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng chỉ truyền-đạt lại phần «Võ Bát-Đoạn-Cẩm» với 8 câu Thiệu :
                        1. Lưỡng thủ kình Thiên lý Tam Tiêu -  兩 手 擎 天 理 三 焦 ;
                        2. Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu -  左 右 開 弓 似 射 鵰 ;
                        3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ -  調 理 脾 胃 單 舉 手 ;
                        4. Ngũ lao thất thương vọng hậu tiều -  五 勞 七 傷 望 後 瞧 ;
                        5. Dao đầu bãi vĩ khử tâm hỏa -  搖 頭 擺 尾 去 心 火 ;
                        6. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu -  背 後 七 顛 百 病 消 ;
                        7. Toán quyền nộ mục tăng khí lực -  攥 拳 怒 目 增 氣 力 ;
                        8. Lưỡng thủ phàn túc cố thận yêu -  兩 手 攀 足 固 腎 腰.

              Đây là môn Khí-Công lừng danh, chủ-trương khai-thông Bát-Mạch Kỳ-Kinh, đã được du-nhập Đại-Việt vàoThời Nhà TRẦN (1225~1400) bởi các Tướng-Sĩ Nhà TỐNG chạy thoát Quân Nguyên đánh chếm Trung-Hoa.
              Nguyên-Lý của phương-pháp là đặt nền-tảng trên sự biểu-tượng Thân người như một Tấm Lụa Gấm-Thêu hình-thù Chữ Nhật - trong trường-hợp này là Cột Xương Sống - mà Tám Thao-tác Thể-dục vận-dụng Khí-Điễn - được xem như là Nước - luân-lưu trong Kinh-Mạch để rửa sạch và hoàn-thiện nó xuyên qua Tám Giai-Đoạn biến-hóa, tuần-tự trở-thành như Tấm Vải Gấm-Thêu :
                        Giai-Đoạn Thứ Nhất : Thao-Tác Kéo Giãn hai đầu theo Đường Thẳng Đứng ;
                        Giai-Đoạn Thứ Nhì : Thao-Tác Kéo Giãn theo Đường Bốn Góc ;
                        Giai-Đoạn Thứ Ba : Thao-Tác Kéo Giãn theo Đường Chéo ;
                        Giai-Đoạn Thứ Tư : Thao-Tác Cuốn Tròn lại ;
                        Giai-Đoạn Thứ Năm : Thao-Tác Quay Tròn ;
                        Giai-Đoạn Thứ Sáu : Thao-Tác Giũ ngang tầm Bụng, tầm Ngực và tầm Cổ ;
                        Giai-Đoạn Thứ Bãy : Thao-Tác Vắt Nước;
                        Giai-Đoạn Thứ Tám : Thao-Tác Dộng Vải.


       IV - « Luyên Gân Thảo-pháp » : Môn này gồm có Ba bài Thảo Bộ (Luyên Gân Thảo-pháp I, II & III) do Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng truyền-đạt lại, cọng-hưởng với kỷ-thuật trong « Dịch-Cân-Kinh » (Yi Jin Jing 易 筋 經). 


       V - « Dịch-Cân-Kinh » (Yi Jin Jing 易 筋 經) : Đây là môn Nội-Công trứ-danh xưa nay, tương-truyền do Đức Bồ-Đề Đạt-Ma sáng-chế vào thế-kỷ 6, bao gồm 12 Chiêu-Thức :
                        Thức thứ nhất : Cung Thủ Đương Hung ;
                        Thức Thứ Nhì : Lưỡng Kiên Hoành Đản ;
                        Thức Thứ Ba : Chưởng Thác Thiên Môn ;
                        Thức Thứ Tư : Trích Tinh Hoán Đẩu ;
                        Thức Thứ Năm : Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ;
                        Thức Thứ Sáu : Xuất Trảo Lượng Phiên ;
                        Thức Thứ Bảy : Bạt Mã Đao Thế ;
                        Thức Thứ Tám : Tam Thứ Lạc Địa ;
                        Thức Thứ Chín : Thanh Long Thám Trảo ;
                        Thức Thứ Mười : Ngạ Hổ Phốc Thực ;
                        Thức Thứ Mười Một : Hoành Chưởng Kích Cổ ;
                        Thức Thứ Mười Hai : Đề Chủng Hợp Chưởng.

    

***


     Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa - Vận Khí Tu Dưỡng

 



« Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa »

Biển cho lặng Minh-Châu mới hiện ;
Lòng cho riêng mới gọi là Thần.

                                                                                                                         Tôn-Sư Đỗ Thuần Hậu.
                                                                                                                                  (1883 - 1967)



       Chiếu theo những điều đã nêu ra ở trên, Hệ-Phái BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG - VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT của chúng tôi duy-nhất truyền dạy cho võ-sinh :

       1 - Pháp-Môn « Nhiếp-Tâm Tĩnh-Tọa » : Đây là một Phương-Pháp Tham-Thiền Nhập-Định, gắn liền với sự tu-luyện về Thượng-Đơn-Điền (Huyệt Ấn-Đường và Huyệt Bà-Hội).

          Đây là Pháp-môn truyền-đạt từ thời Đức Thích-Ca Mâu-Ni giảng-dạy tại Vườn Lộc-Uyển (Sarnath) ở khu-vực Isipatana thuộc thành Ba-La-Nại (Bénarès) thủa xưa và duy-nhất còn được bảo-tồn tại nước Đại-Việt từ Thời Nhà LÝ (1010-1225), và về sau được duy-nhất bảo-tồn tại núi Tà-Lơn, vùng Thất-Sơn, rồi được phát-huy tại miền Nam nước Việt.
              Phương-Pháp Tham-Thiền Nhập-Định này dạy hành-giả :
              1.a) Tập-Trung Tinh-Khí-Thần, xuyên qua Phương-thức Bế Huyệt Tập-Trung Ba Báu Linh gọi là Soi Hồn.
                    Đây là phương-Thực « Bế Huyệt An Thần Khai Cữu-Khiếu » đưa hành-giả đến chỗ Diện Mục Bổn-Lai.
              1.b) Giải-Thông Nội-Tạng xuyên qua Phương-thức Pháp-Luân Thường-Chuyển (Dharmaçakra Pravastana).
                    Đây là phương-Thực « Hít Thở theo Nội-Công Thượng-Thừa » đưa hành-giả đến chỗ Huệ-Tâm Khai.
              1.c) Khai-Mở Thần-Thức xuyên qua Phương-thức Định-Thần.
                    Đây là phương-Thực « Luyện Thần Hoàn Hư » đưa hành-giả vào Tam-Muội Đại-Định (Samâdhi).

       2 - Pháp-Môn « Vận-Khí Tu-Dưỡng » : Đây là một Phương-Pháp tu-dưỡng theo Tiên-Thiên Khí, dạy hành-giả :
              2.a) Am-tường Nguyên-Lý Thao-Tác phát-sinh Kình-Lực xuyên qua Thảo-pháp cổ-truyền « Lưu-Thủy Hành-Vân ».
              2.b) Rèn-luyện phát-huy Nội-Lực của con người.

 

 

 


Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

    

 

 

  • Khí-Công - Nội-Công

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.